Ngành chế biến thủy sản là một ngành khá phát triển trong những năm gần đây, nước thải chế biến thủy sản chứa lượng lớn chất ô nhiễm, vì thế cần được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường tự nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và tài nguyên thiên nhiên. Vậy cách xử lý nước thải chế biến thủy sản như thế nào mới hiệu quả ? Cùng xem qua bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Nguồn gốc phát sinh của nước thải chế biến thủy sản như thế nào ?
Với sự phát triển vượt bậc của ngành chế biến thủy sản thì lượng nước thải từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất cũng thải ra ngày một gia tăng. Có thể nói, khâu sản xuất chiếm từ 85 – 90% lượng nước thải của ngành, đa phần phát sinh từ việc xử lý nguyên liệu, chế biến, khâu hoàn tất sản phẩm, vệ sinh,… Phần còn lại đa phần là nước thải sinh hoạt của công nhân viên, khâu vệ sinh tại khu vực nhà ăn, nhà bếp,…
Sau đây là một số nguồn phát sinh nước thải chế biến thủy sản:
– Đầu tiên, nước thải từ khâu sơ chế nguyên liệu thủy sản: bao gồm khâu rã đông, khâu rửa nguyên liệu, tùy vào đặc tính nguyên liệu, kích cỡ, thời gian bảo quản mà mức độ nước sử dụng khác nhau, nước thải ô nhiễm cũng có mức độ khác nhau.
– Thứ hai, nước thải từ quá trình sơ chế cũng như chế biến thủy sản, chẳng hạn như luộc, hấp, tẩm ướp gia vị.
– Thứ ba, nước thải từ các công đoạn giết mổ, tách xương, bóc vỏ, bỏ càng, bỏ chân, râu tôm,…
Vậy làm cách nào để xử lý nước thải chế biến thủy sản tối ưu nhất ? Xem phần sau để hiểu rõ hơn nhé.
>> Tìm đọc thêm bài viết: dịch vụ lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Xử lý nước thải chế biến thủy sản như thế nào mới hiệu quả ?
Để xử lý nước thải chế biến thủy sản hiệu quả, đảm bảo nguồn nước thải đầu ra đạt chuẩn theo quy định của pháp luật thì với cơ sở chế biến cần phải tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản và phải đảm bảo hệ thống áp dụng công nghệ và phương pháp xử lý tối ưu nhất.
Hiện nay, xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng vi sinh đang là một giải pháp được rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị lựa chọn bởi quy trình vận hành khá đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất cao, giảm chi phí đầu tư cũng như nhân công vận hành.
Vậy làm cách nào để có thể xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt hiệu quả nhất ? Nhiều nhà máy thiết kế hệ thống xử lý không đạt hiệu quả tối ưu, lượng nước đầu ra không đạt yêu cầu đa phần là do chất lượng của vi sinh không đảm bảo. Đặc biệt là vi sinh không có khả năng chịu được độ mặn cao, bị ức chế hoạt động, thậm chí chết. Một só nguyên do khác đó là người thiết kế không nắm rõ được đặc điểm cùng các yếu tố ảnh hưởng đến đến vi sinh vật, đặc biệt là sự phát triển của nó, do đó mà làm giảm hiệu suất xử lý.
Vì thế, để xử lý nước thải chế biến thủy sản thì người thực hiện phải biết tính toán, chọn sản phẩm men vi sinh chất lượng cũng như phải có kiến thức tốt về vi sinh để làm hệ thống cho hiệu quả.
Công ty SGE chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý nước thải chế biến thủy sản hiệu quả, chắc chắn có thể giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống xử lý với hiệu suất xử lý cao, tiết kiệm chi phí, hoàn thành nhanh chóng với chất lượng tối ưu. Mọi thong tin cần được hỗ trợ và tư vấn thêm, các bạn vui lòng gọi qua hotline: 0909.997.365 để được tư vấn và giải đáp thêm thắc mắc nhé.