Công nghệ màng lọc MBR – Công nghệ xử lý nước thải hiện đại

Mbr là gì ? Là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Membrane Bio Reactor, đây là một công nghệ xử lý nước thải có kết hợp giữa công nghệ màng lọc với công nghệ xử lý sinh học hiếu khí. Công nghệ này được phát triển và triển khai lần đầu vào những năm 1970 và đến ngày nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và cả Việt Nam.

Bài viết ngày hôm nay, Môi trường Thiên Phú xin giới thiệu đôi nét thông tin về màng lọc MBR, xin mời các bạn đọc cùng theo dõi.

Sơ lược về công nghệ màng lọc MBR

Đây là một công nghệ xử lý nước thải có sử dụng màng lọc MBR là chính, công nghệ này hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến bởi nó mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Mbr là sự kết hợp cả phương pháp sinh học và lý học, cơ chế hoạt động của các vi sinh vật trong công nghệ này cũng khá tương đồng với bể bùn hoạt tính hiếu khí, nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng.

Bể sinh học màng MBR có thể phù hợp và xử lý rất nhiều loại nước thải khác nhau, chẳng hạn như nước thải sinh hoạt, nước thải tại các khu công nghiệp, khu đô thị, nước thải nhà máy sản xuất, thủy hải sản, rỉ rác, luyện kim, dệt nhuộm,…

Có 3 công đoạn trong xử lý nước thải bằng công nghệ MBR

– Thứ nhất, giai đoạn tiền xử lý: dùng lưới lọc, song chắn rác

– Thứ hai, giai đoạn xử lý bậc 1: khử các hợp chất hữu cơ, vô cơ, các vi sinh vật, các tạp chất rắn lơ lửng,…

– Thứ ba, giai đoạn xử lý bậc 2: phân tách 2 pha rắn và pha lỏng khi ra màng.

>> Đọc thểm sản phẩm khác: Màng lọc MBR Mitsubishi

Tìm hiểu cấu tạo và cấu hình màng lọc MBR hiện nay

  1. Cấu tạo:

Màng lọc MBR được tạo từ các sợi rỗng, thường có dạng hình phẳng, dạng ống hoặc có thể kết hợp cả 2 và thậm chí còn kết hợp hệ thống rửa ngược làm giảm bám dính trên bề mặt màng nhờ vào bơm màng thẩm thấu. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi có cấu tạo như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ nhằm ngăn chặn các vi sinh vật có kích thước nhỏ xuyên qua. Các đơn vị này sẽ liên kết với nhau tạo thành một module lớn hơn và được đặt vào trong bể xử lý sinh học. Thông thường kích thước của lỗ màng là 0,01 – 0,2 micromet, vì thế nó hoàn toàn có thể loại bỏ được các thành phần ô nhiễm, vi khuẩn, virut, vi sinh vật siêu nhỏ,… chỉ để nước sạch đi qua.

  1. Cấu hình:

Có 5 loại bao gồm màng lọc MBR dạng sợi rỗng, dạng xoắn ốc, dạng phẳng, hạng hộp lọc và dạng ống.

Tìm hiểu về cơ chế lọc qua màng

Vi sinh trong công nghệ màng MBR hoạt động tương tự như bể aerotank nhưng với cách xử lý bùn khác đó là thông qua tách qua màng. Phương pháp này tương tự như tách bùn truyền thống bằng công nghệ lắng.

Một lớp màng ngăn chặn hoàn toàn vi sinh vật, chất ô nhiễm và bùn trên bề mặt của nó. Ngoài ra, nước sạch có thể đi qua màng mà không có bất kỳ sự cản trở nào. Một chân không sau đó được tạo ra ở phía bên kia của màng, và nước sạch được bơm ra bên ngoài. Ngoài ra, bất kỳ bùn nào còn lại trong bể sẽ được định kỳ thoát ra bể chứa.

Kích thước của lỗ màng MBR thường rất nhỏ nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý cũng tăng cao hơn. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và được đưa ra ngoài mà không cần phải đi qua bể lắng, lọc hay khử trùng.

Hệ thống sục khí cần phải có để cung cấp khi oxy cho vi sinh vật và giữ bùn ở trạng thái lơ lửng, tránh bị nghẹt màng. Thường trên màng sẽ có hệ thống ống đục lỗ để phân phối khí.

Nội dung trên cũng đã kết thúc bài viết ngày hôm nay của công ty môi trường Thiên Phú chúng tôi, mọi vấn đề cần được hỗ trợ và tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ với Thiên Phú qua địa chỉ hotline: 0989.787.301 để được hỗ trợ thêm. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết !

>> Có thể bạn quan tâm: Bồn rửa tay y tế 1 vòi

Liên hệ