Công ty xử lý môi trường SGE là một trong những công ty hàng đầu tại TPHCM ra đời với sứ mệnh giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, xử lý các vấn đề về nguồn thải ô nhiễm phát sinh từ dự án, đồng thời thay mặt doanh nghiệp lập các loại hồ sơ môi trường, đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động một cách thuận lợi nhất, không gây ô nhiễm môi trường. Một trong những loại hồ sơ quan trọng mà doanh nghiệp cần lập phải kể đến kế hoạch bảo vệ môi trường. Tìm hiểu thêm về loại hồ sơ này ngay trong bài viết sau nhé.
Khái niệm về hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường
Trước ngày 1/1/2015 thì hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường còn có tên gọi khác là cam kết bảo vệ môi trường. Bạn có thể hiểu, kế hoạch bảo vệ môi trường được xem là một loại giấy tờ pháp lý, được lập nhằm ràng buộc trách nhiệm, tạo sự chủ động của doanh nghiệp trong các vấn đề liên quan đến môi trường tại cơ sở dự án hoạt động. Qúa trình lập hồ sơ như là quá trình phân tích, đánh giá, đồng thời dự báo nguồn thải nào phát sinh, từ đó có những phương án cũng như biện pháp bảo vệ môi trường một cách phù hợp nhất có thể.
Mục đích chính khi lập kế hoạch môi trường này là gì ?
Bất cứ một loại hồ sơ nào thì thì khi thực hiện đều thể hiện một mục đích riêng biệt, đối với kế hoạch bảo vệ môi trường, tiến hành hồ sơ sẽ có những mục đích quan trọng sau:
– Thứ nhất, doanh nghiệp có thể thực hiện phương án, chính sách phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với công tác bảo vệ môi trường chung của đất nước.
– Thứ hai, doanh nghiệp có thể đánh giá và dự báo các tác động xấu từ dự án ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
– Thứ ba, có thể hợp thức hóa quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp đi vào hoạt động nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
Tìm hiểu về căn cứ pháp lý lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường và đối tượng lập
-
Căn cứ pháp lý:
Đối với hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường thì cơ quan môi trường đã ban hành những luật, nghị định thông tư sau, có liên quan đến quy định lập kế hoạch bảo vệ môi trường:
– Một là, Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 1/ 1/ 2015
– Hai là, thông tư 27/2015/TT-BTNMT ban hành về việc hướng dẫn thực hiện nghị định 18/2015/NĐ-CP, hiệu lực thi hành có tác dụng từ ngày 15/7/2015.
– Ba là, nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2015.
-
Đối tượng áp dụng và thực hiện:
Không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể lập kế hoạch bảo vệ môi trường, mà việc lập hồ sơ sẽ áp dụng với một nhóm đối tượng riêng biệt. Cụ thể như sau:
– Là các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất của dự án kinh doanh, dịch vụ, không thuộc về đối tượng quy định tại phụ lục II trong nghị định 18.
– Là các dự án, các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng được quy định chi tiết tại khoản 1 điều 18 nghị định 18/2015/NĐ-CP.
– Là các dự án, các phương án kinh doanh, sản xuất nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch môi trường sẽ thực hiện tại 1 trong các UBND cấp tỉnh tùy theo đề nghị của chủ dự án.
Các thông tin khác liên quan đến hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường
Nếu bạn hoàn thành hồ sơ thì nộp tại đâu ? Đây là thắc mắc của nhiều người khi mới lần đầu lập hồ sơ, hầu hết họ không biết phải nên lập và nộp hồ sơ tại đâu ? Tại phụ lục IV trong nghị định 18 có quy định rõ ràng về nơi nộp phê duyệt hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường. Cụ thể là:
– Sở Tài nguyên Môi trường
– Phòng Tài nguyên Môi trường
– Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất
… UBND cấp tỉnh, xã tại nơi dự án hoạt động.
Một câu hỏi khác, khi nộp phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường thì thời gian sẽ trong bao lâu ? Trả lời câu hỏi này, theo quy định thì thường trong vòng 10 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm tiến hành xem xét và xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường dựa theo mẫu phụ lục 5.7 trong thông tư 27/2015/TT-BTNMT.
Vậy khi tiến hành nộp phê duyệt hồ sơ, doanh nghiệp phải chuẩn bị một số giấy tờ sau:
– Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư
– Báo cáo đầu tư / báo cáo nguyên cứu khả thi hoặc giải trình kinh tế kỹ thuật.
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất / biên bản thảo thuận địa điểm hoạt động / hợp đồng thuê đất.
Không biết lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường ? Phải làm thế nào ?
Trong trường hợp doanh nghiệp không có đội ngũ phòng ban chuyên về môi trường hoặc không có thời gian để thực hiện thì có thể tìm kiếm các công ty, dịch vụ tư vấn lập hồ sơ môi trường để thay mặt doanh nghiệp thực hiện hồ sơ.
SGE tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu hiện nay, chuyên cung cấp về dịch vụ tư vấn lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường. Với đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, am hiểu luật môi trường cũng như có thể đảm bảo hoàn thành hồ sơ đúng theo quy định, không chậm trễ tiến độ hoạt động của doanh nghiệp. Mọi thông tin doanh nghiệp cần được tư vấn cũng như cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với SGE qua hotline: 0909.997.365 để được tư vấn thêm nhé.
>> Tìm hiểu về một loại hồ sơ khác: báo cáo quan trắc môi trường định kỳ