Để hệ thống đạt được hiệu quả xử lý tốt nhất thì trong từng công đoạn xử lý nước thải nhất định phải hoạt động tốt. Trong đó, bể Aerotank được ví như là trái tim của toàn bộ hệ thống. Để bể aerotank hoạt động và vận hành tốt thì sục khí là một bước quan trọng, quyết định hiệu quả xử lý. Bài viết ngày hôm nay, công ty xử lý môi trường SGE chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số thông tin về cách sục khí trong hệ thống bể vi sinh hiếu khí. Xin mời các bạn cùng theo dõi.
Sục khí có tác dụng như thế nào ?
Sục khí là một bước quan trọng và không thể thiếu, giúp vi sinh phân tán đều trong bể, trong quá trình di chuyển từ đáy lên mặt bể thì một phần khí oxy sẽ được khuếch tán hòa tan trong nước. Oxy sau khi hòa tan sẽ được các vi sinh vật sử dụng để phát triển, sinh sống.
Việc sục khí như thế sẽ có tác dụng đảo trộn bước thải đồng nhất trong toàn bể. Trong bể aerotank ngoài dòng nước vào còn có dòng bùn tuần hòa dòng bổ sung chất dinh dưỡng và vi sinh, vì thế việc đảo trộn sẽ giúp các dòng này được trộn lẫn đồng nhất với nhau. Hơn thế nữa, việc khuấy đảo như thế còn giúp không để vùng khí cục bộ xuất hiện trong bể kỵ khí, qua đó sẽ giúp hạn chế mùi hôi phát sinh trong hệ thống.
++ Tìm hiểu sản phẩm khác: màng lọc mbr công suất nhỏ 1m3
Cách kiểm tra nồng độ oxy hòa tan bao nhiêu là đủ
Mức DO trong bể hiếu khí bạn cần phải duy trì ở mức từ 2 – 3mg/L 9e63 đảm bảo mật độ của caac1 quần thể vi sinh vật hữu hiệu. Khi DO < 2mg/L sẽ làm giảm hiệu suất xử lý của toàn bộ hệ thống, ngược lại nếu DO quá cao sẽ khiến hết lượng oxy hòa tan, khi có các vi khuẩn có hại sẽ sinh sôi, phát triển mang nhiều mầm bệnh lây nhiễm vào hệ thống. Ngoài ra, nếu nồng độ DO quá cao trong bể vi sinh sẽ phát sinh vấn đề rêu tảo trong nước.
Vận tốc khí cũng là một trong những vấn đề mà bạn cần quan tâm, nếu vận tốc dòng khí lớn thì thời gian khí đi trong lòng bể quá ngắn sẽ không kịp khuếch tán vào trong nước đã ra khỏi bể. Còn nếu dòng khí nhỏ sẽ không thắng được trở lực của nước, điều này sẽ gây quá tải cho máy thổi khí.
Để test DO, bạn có thể dùng máy đo DO cầm tay vừa tiện lợi vừa có thể mang đi công trình, vừa có kết quả chính xác. Tuy nhiên khi đo DO, bạn cần có cốc lấy mẫu nước từ bể lên rồi đo, không cần phải cắm đầu dò trực tiếp vào bể. Vì khi bạn cắm vào bể, các dòng khí sẽ được sục liên tục trong bể thì kết quả đo sẽ không được chính xác hoặc máy sẽ không thể báo đúng giá trị phép đo. Ngoài ra, mảng đo DO khá mỏng và dễ bị rách, do đó nếu cắm trực tiếp vào bể có thể làm rách màng DO mà chi phí thay thế màng này không phải rẻ.
Hi vọng các thông tin trên sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề sục khí trong hệ thống xử lý nước thải, mọi thông tin cần được hỗ trợ và tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ với SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 để được hỗ trợ thêm nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: bồn rửa tay tiệt trùng 2 vòi