Xử lý nước thải bằng vi sinh vật là gì ?

Nhu cầu xử lý nước tại VIệt Nam ta ngày càng cao, lượng nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp ngày càng nhiều, lượng nước thải này đã và đang gây ô nhiễm đến nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường xung quanh. Trong nhiều phương pháp xử lý nước thải thì việc xử lý bằng vi sinh vật có trong nước thải luôn là phương pháp được cân nhắc và sử dụng hàng đầu. Vì sao lại áp dụng phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật này ? Xem qua nội dung bài viết sau cùng công ty xử lý nước thải SGE để hiểu rõ hơn nhé.

Tìm hiểu về phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật có trong nước thải

Nước thải có nhiều chất độc hại, nhiều mầm bệnh, vì thế cần phải xử lý để tránh ô nhiễm môi trường cũng như sức khỏe của con người.

Nước thải sinh hoạt chứa các thành phần như phân, nước tiểu, nước tắm giặt, rửa, các thức ăn thừa,… Trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều vi khuẩn gây thối, các vi khuẩn phân giải đường, tinh bột, urea, ngoài ra còn có các vi khuẩn thuộc nhóm coliform,… Trong nước thải sinh hoạt cũng chứa rất nhiều bào tử, nấm mốc, gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe con người.

Vậy vi sinh vật có tác dụng gì trong việc xử lý nước thải ? Các vi sinh vật có thể liên tục chuyển hóa các chất hựu cơ có trong nước thải bằng cách tổng hợp tế bào mới. Các vi sinh vật này hấp thụ lượng lớn chất hữu cơ thông qua bề mặt tế bào của chúng. Nhưng sau khi hấp thụ, nếu các chất hữu cơ không đồng hóa thành tế bào chất thì vi sinh vật có tốc độ hấp thụ sẽ giảm xuống bằng 0.

Một lượng nhỏ các chất hữu cơ được hấp thụ sẽ dành cho việc kiến tạo tế bào, còn một lượng khác thì được oxy hóa để sinh năng lượng cho việc tổng hợp.

++ Tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ cao tại TPHCM

Tìm hiểu vai trò của vi sinh vật trong xử lý nước thải

Trong bùn hoạt tính hay màng sinh vật có nhiều loại vi sinh vật khác nhau, trong đó chứa từ 70 – 90% là các chất hữu cơ, còn lại là các chất vô cơ.

Bùn hoạt tính là bông màu vàng nâu rất dễ lắng, thường có kích thước từ 3 đến 150pm, có khả năng hấp thụ và phân hủy các chất hữu cơ khi có mặt oxy. Những bông này có chứa các vi sinh vật sống và các cơ chất rắn (khoảng 40%). Những vi sinh vật sống bao gồm nấm men, vi khuẩn, nấm mốc, các nguyên sinh động vật, giun, dòi,…

Còn đối với màng sinh vật, thường phát triển ở bề mặt các vật liệu lọc có dạng nhầy, thường dày từ 1 – 3mm hoặc hơn. Về màu sắc, màng sinh vật có thể thay đổi màu tùy theo thành phần của nước thải, có thể màu xám đến màu nâu tối. Màng sinh vật cũng bao gồm các nấm nen, vi khuẩn, nấm mốc và các động vật nguyên sinh.

Trong một hệ thống xử lý nước thải có tới 90% là các vi khuẩn. Vi khuẩn có kích thước trung bình từ 0,3 – 1 mm. Trong hệ thống bùn hoạt tính, một số vi khuẩn dị dưỡng thường có phải kể đến Achromobacter, Alcaligenes, Arthrobacter, Citromonas, Flavobacterium, Pseudomonas, Zoogloea. (Jenkins, et ah, 1993). Hai nhóm vi khuẩn chịu trách nhiệm chuyên hóa amoni thành nitrat là vi khuẩn Nitrobacter và Nitrosomonas.

SGE chúng tôi tự hào là một trong những công ty hàng đầu chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nước thải với nhiều phương pháp hiện đại, tiết kiệm chi phí đối với doanh nghiệp. Mọi thông tin cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0909.997.365 hoặc website: https://xulymoitruongsg.vn để được tư vấn thêm nhé.

Liên hệ