Hiện trạng và phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải dệt nhuộm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, thường thấy chủ yếu tại các khu công nghiệp cao, ngoài ra còn phát sinh tại những vùng nông thôn, những nơi có truyền thống nghề dệt nhuộm. Vậy hiện trạng nước thải dệt nhuộm tại Việt Nam ta như thế nào ? Phương pháp xử lý loại nước thải này ra sao ? Xin mời các bạn cùng với SGE chúng tôi qua nội dung bài viết sau nhé.

Hiện trạng nước thải dệt nhuộm hiện nay như thế nào ?

Trong nhiều năm trở lại đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt nhuộm, đã và đang góp phần rất lớn vào nền kinh tế nước nhà, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của nước ta. Công nghiệp dệt nhuộm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và mang lại giá trị xuất khẩu cao. Không những thế, ngành công nghiệp dệt nhuộm còn giải quyết lượng lớn việc làm cho người lao động.

Song song với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt nhuộm thì vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước thải dệt nhuộm phát sinh từ quá trình họat động sản xuất của dự án. Mỗi năm, ngành dệt nhuộm thải vào môi trường tự nhiên một lượng lớn nguồn nước thải với mức độ ô nhiễm cao, gây nguy hại đến hệ sinh thái môi trường. Nguyên nhân là do các dự án dệt nhuộm hoạt động nhưng không xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc có xây dựng nhưng bị hư hỏng hoặc công nghệ xử lý không đạt chuẩn.

Nguồn nước thải phát sinh trong ngành công nghiệp dệt nhuộm thường là từ các quá trình rũ hồ, hồ sợi, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất, bao gồm các thành phần như:

– Các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, tạp chất chứa nito, bụi bẩn,…

– Các hóa chất sử dụng chẳng hạn như  hồ tinh bột, H2SO4; CH3COOH; NaOH; NaOCl; H2O2; Na2CO3; Na2SO3;…các loại thuốc nhuộm; các chất trơ; chất ngấm; chất cầm màu; chất tẩy giặt.

Ngoài ra có thể đánh giá tính chất của nước thải dựa vào đặc tính của vật liệu nhuộm, bản chất thuốc nhuộm, chất phụ trợ cùng nhiều loại hóa chất khác được sử dụng.

++ Có thể bạn quan tâm: mút xốp chống cháy

Tìm hiểu về phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Để xây dựng một hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm không phải là một điều dễ dàng bởi tiến hành xử lý phải bao gồm nhiều phương pháp, mỗi phương pháp sẽ hiệu quả nhất định với vài chất ô nhiễm tương ứng. Công nghệ xử lý phải loại bỏ được cái yếu tố thành phần, chẳng hạn như độ màu, nhiệt độ, COD, BOD, kim loại nặng, chất rắn lơ lửng SS,…

Sau đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm:

– Phương pháp cơ học: dùng song chắn rác thô, tinh, lọc cát nhằm loại bỏ các vật chất, rác thải có kích thước lớn, đồng thời có thể tách các chất không hòa tan.

– Phương pháp hóa lý: phương pháp này thực hiện bằng cách kết hợp cả quá trình keo tụ / tạo bông, tuyển nổi, lọc, tùy vào đặc điểm của nước thải để thực hiện loại bỏ chất rắn lơ lửng SS, độ màu, các kim loại nặng và một phần chất hữu cơ hòa tan.

– Phương pháp hóa học: sử dụng các tác nhân hóa học nhằm trung hòa hoặc oxy hóa các chất độc hại có trong nước thải bao gồm quá trình khử trùng cũng như oxy hóa bậc cao, keo tụ / tạo bông,…

– Phương pháp sinh học: sử dụng các vi sinh vật nhằm phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nhằm loại bỏ các chất như BOD, COD, kết hợp quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc xử lý nước thải dệt nhuộm, nếu doanh nghiệp cần được hỗ trợ tư vấn pháp lý liên quan đến vấn đề xử lý nước thải này cũng như cần được báo giá chi tiết về gói dịch vụ thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0909.997.365, công ty xử lý nước thải SGE sẽ hỗ trợ giải đáp và tư vấn thêm nhé. Xin cảm ơn !

Liên hệ